Những kinh nghiệm giúp bạn chụp Bokeh đẹp lung linh
Wednesday, April 06, 2016

Chụp Bokeh là một kỹ thuật không quá phức tạp trong nhiếp ảnh nhưng mang đến những bức hình huyền ảo với sắc màu lung linh thu hút người xem. Bài viết này xin gửi đến bạn đọc, nhất là những ai mới bắt đầu những kinh nghiệm, kiến thức cơ bản về chụp Bokeh

Khi nhiếp ảnh gia sử dụng độ sâu trường ảnh (DoF) nông, mục đích thường là làm cho đối tượng của bức ảnh được nổi bật so với nền. Tuy nhiên, điều này thường khiến họ “quên mất” nét đẹp của khu vực không được lấy nét mà chỉ chú ý duy nhất vào chủ thể chính, có thể nói đây là một sai lầm lớn. Trong bài viết này, Van.vn sẽ gửi đến bạn đọc 4 lời khuyên nhỏ để chụp ảnh đẹpvới hiệu ứng Bokeh.

Bokeh là gì?

Khái niệm Bokeh có nguồn gốc từ tiếng Nhật (boke ぼけ, danh từ của “bokeru” ぼける, nghĩa là “nhòe”), đây là một từ để mô tả hiện tượng hay một cảm giác về vùng bị nhòe mờ (out nét). Bokeh không có nghĩa nói đến khoảng cách xa hay gần của đối tượng bị out nét mà nên được hiểu là chất lượng và hình thù của phần nằm ngoài vùng focus. Cụ thể hơn,  Bokeh là cảm giác về những vệt mờ ở hậu cảnh/tiền cảnh với những điểm phản chiếu của ánh sáng.

Hiệu ứng Bokeh được tạo ra bằng cách chụp những ánh đèn có cường độ thấp và nhẹ cộng với việc tăng giảm độ mở ống kính và khoảng cách tới chủ thể để tạo ra những hình dạng phản chiếu khác nhau của ánh đèn, hình thành những hiệu ứng đốm sáng lung linh hấp dẫn ánh mắt người xem.

Bokeh xấu hay đẹp phụ thuộc vào chất lượng ống kính, do thiết kế quang học khác nhau mà các loại ống kính khác nhau sẽ tạo ra Bokeh khác nhau. Các ống kính chụp chân dung và ống tele với khẩu độ tối đa lớn tạo ra Bokeh dễ chịu hơn so với loại ống zoom thông thường. Ví dụ: cùng một dải tiêu cự và khẩu độ nhưng do thiết kế quang học khác nhau mà Lens Nikon 85mm f/1.4D cho Bokeh đặc biệt tốt, trong khi Nikon 18-135mm f/3.5-5.6G DX lại cho Bokeh xấu hơn.

Cách chụp Bokeh

1. Chọn chế độ chụp Manual (M) hoặc Aperture trên camera (Av) để chọn chế độ ưu tiên khẩu độ.

2. Thiết lập khẩu độ rộng (f – số thấp) tối thiểu là F2.0, lý tưởng là từ F1,2 đến F1.8.

3. Chỉnh Manual Focus

4. Tắt đèn xung quanh đi và tăng ISO lên cao, đồng thời giảm tốc độ chụp. Tốc độ chụp nên là 1/40 hoặc thậm chí thấp hơn.

5. Tìm vị trí tốt để chụp chủ thể trong khoảng cách từ 1-2m trở lên từ camera.

6. Bắt đầu chụp.

Bốn kỹ thuật cải thiện Bokeh

Nhiều nhiếp ảnh gia không nhận ra rằng họ có thể kiểm soát chất lượng thẩm mỹ của bokeh. Có bốn kỹ thuật cơ bản để cải thiện bokeh của bạn: điều chỉnh độ sâu trường ảnh, chọn ống kính thích hợp, tạo ra tùy chỉnh bokeh, và sử dụng bokeh có sự liên quan với các tiền cảnh.

1. Điều chỉnh độ sâu trường ảnh (DoF)

Hình ảnh của anton khoff

Bởi vì bokeh là phần mờ của hình ảnh, nó có liên quan trực tiếp đến độ sâu trường ảnh – kiểm soát có bao nhiêu hình ảnh không được lấy nét. Đặt khẩu độ rộng (f-số nhỏ) tạo ra DoF nông, khi đó hình ảnh sẽ có phần hậu cảnh bị mờ đi. Ngoài ra, độ dài tiêu cự ngắn hơn sẽ cho DoF sâu hơn và ngược lại

Một yếu tố nữa cần xét đến trong việc kiểm soát độ sâu trường ảnh là khoảng cách từ ống kính đến đối tượng chụp.

Khoảng cách giữa thấu kính và chủ thể lớn hơn tạo độ sâu trường ảnh lớn hơn. Hay nói cách khác, khi đối tượng chụp càng gần với máy ảnh thì DoF càng nông, do đó, di chuyển cách xa đối tượng của bạn sẽ giúp tăng độ sâu trường ảnh.


Nhiều nhiếp ảnh gia mới bắt đầu luôn luôn đẩy cho khẩu độ thấp nhất có thể. Đây là điều không nên làm. Thông thường, các phần mờ của hình ảnh sẽ đẹp hơn nếu còn đủ chi tiết ở phía sau để tạo ra một số hình dạng hoặc các đối tượng ẩn ở background. Nguyên tắc đầu tiên để tạo được bokeh tốt hơn là để xác định đúng độ sâu trường ảnh chứ không phải là luôn luôn lựa chọn tạo ra phần nền mờ nhất.


 2. Lựa chọn Lens phù hợp



(Hình ảnh: izik)


Khẩu độ là một nhóm các lá nhỏ tạo thành một vòng tròn hoặc hình bát giác được tích hợp vào ống kính mà qua đó ánh sáng đi vào cảm biến. Khẩu độ mà sử dụng nhiều lá nhỏ xếp lại hoặc có các lá cong sẽ tạo ra nhiều đốm sáng tròn trong bokeh, trong khi khẩu độ với hình bát giác tạo ra một những đốm sáng có hình thù tương tự như vậy. Nhiều nhiếp ảnh gia thích chụp bokeh tròn hơn là bokeh hình bát giác.


Nhìn chung, những loại ống kính đắt tiền hơn sẽ sử dụng nhiều lá khẩu độ và/hoặc các lá khẩu độ cong giúp tạo ra những hiệu ứng Bokeh tròn.


3. Tự tạo Bokeh



Tự tạo ra những hình Bokeh độc đáo với những hình dạng khác nhau trên ống kính đã trở thành “trào lưu” từ một vài năm trước đây. Bằng cách cắt những hình theo ý thích, người chụp có thể kiểm soát được hình dạng của các đốm sáng trong Bokeh.


Đây là một hiệu ứng rất sáng tạo và bắt mắt miễn là bạn không quá lạm dụng. Để tự  tạo Bokeh độc lạ, chỉ cần cắt một hình nhỏ (có thể là hình ngôi sao, bông tuyết, trái tim tùy thích) kích thước khoảng một đồng xu trong một mảnh giấy màu đen.



Sau đó, dán băng giấy này trên mặt trước của ống kính giống như là nắp của ống kính sao cho hình đã cắt nằm chính giữa của ống kính. Khi bạn chụp một bức ảnh, những bokeh sẽ phản ánh hình dạng của hình đã cắt.



4. Kết hợp giữa tiền cảnh và hậu cảnh



Hình ảnh của Shermeee


Thông thường, những hình ảnh tạo được sự cuốn hút là khi có điều gì đó khiến người xem không đoán định được trước. Sự kết nối giữa đối tượng sắc nét ở tiền cảnh với phần hình ảnh nền mờ có thể tạo ra một hình ảnh thực sự sáng tạo.


vuanhiepanh.vn
Góp ý kiến
loading