Cách lấy nét bằng tay tốt nhất trên máy ảnh DSLR
Friday, April 15, 2016
Trong thời đại mà máy ảnh luôn có chế độ autofocus để giúp người dùng dễ dàng sử dụng. Tuy nhiên, để trở thành những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, bán chuyên nghiệp hoặc thậm chí đơn giản chỉ là chụp những bức ảnh đẹp thì bạn cũng nên học cách lấy nét bằng tay.
Chuyển sang lấy nét bằng tay:
Bạn đã quá quen với việc sử dụng các chế độ chụp thông dụng của máy từ Auto cho đến Program hoặc Manual, bạn hay thử chuyển sang chế độ lấy nét bằng tay. Ở mặt bên của ống kính là công tắc "AF-MF" (AF: là Autofocus và Manualfoucus). Khi bạn đã sẵn sàng lấy nét bằng tay khi chụp, hãy gạt sang nút MF.

lay-net
Khi ở chế độ AF, bạn nhấn một nửa nút chụp để màn trập đóng vào một nửa thì máy sẽ tự động lấy nét. Điều chỉnh tiêu cự của máy bằng cách xoay các vòng lấy nét trên ống kính. Nếu bạn có một ống kính zoom thì thường sẽ có hai vòng: vòng zoom gần với body máy và vòng lấy nét (vòngFocus) ở phía cuối của ống kính.
lay-net
Khi bạn xoay vòng Focus bạn sẽ thấy các phần khác nhau của ảnh lần lượt sẽ bị mờ đi hoặc nét hơn. Khi bạn xoay vòng Focus bạn sẽ thấy sự thay đổi của các thông số cơ bản nhất như khoảng cách đến điểm được focus, độ phơi sáng ...
 
Một số nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp hoặc các phòng chụp ảnh thường sử dụng các số liệu hiển thị trên màn hình để có những điểm tập trung hoàn hảo nhất. Tuy nhiên, với người dùng phổ thông hơn lời khuyên là nên tin tưởng vào mắt và cảm nhận khi bạn lấy nét một bức ảnh bằng tay. 
lay-net
Kiểm tra khả năng tập trung:
Khu chuyển sang chế độ lấy nét bằng tay, bạn cần phải thực sự tập trung khi chụp. Một vài hướng dẫn giúp bạn làm được điều này:
- Quay vòng Focus nhẹ nhàng cho đến khi vật bạn cần chụp đã nét trên màn hình.
- Chuyển chế độ từ ngắm bằng ống kính sang ngắm bằng màn hình LCD.
- Sử dụng nút zoom để phóng to vật càn chụp, và sử dụng các nút mũi tên để xem bối cảnh chụp.
- Hiệu chỉnh lần nữa cho đến khi vật cần chụp thực sử nét.
- Thoát khỏi chế độ zoom trước khi chụp. 
Khi nào thì cần lấy nét bằng tay:
Mặc dù bạn có thể sử dụng chế độ MF bất cứ lúc nào, nhưng có một vài tình huống cụ thể mà MF thực sự hiệu quả. Vật thể cần chụp là yếu tố quan trọng trong MF, những lỗi hay xảy ra như lấy nét sai vào vật cần chụp hoặc không thể lấy nét vật cần chụp.
Macro:
Macro là chụp lại đối tượng với độ phóng đại cao, hoặc ít nhất thể hiện đúng kích thước của đối tượng chụp trong tương quan với kích thước của tấm film/sensor máy ảnh. Có thể gọi là chụp cận cảnh.

lay-net
Do đặc điểm này mà kỹ thuật chụp ảnh macro thường được dùng để chụp các vật thể nhỏ, các loại côn trung, hay các sản phẩm trong quảng cáo (kim hoàn, mỹ phẩm,....). Thường bạn sẽ tốn khá nhiều thời gian lấy nét khi chụp Macro.
Chụp những nơi đông người:
Khi bạn chụp ở những nơi đông người, lấy nét băng tay giúp bạn tập trung nhiều hơn vào vật thể cần chụp. Tuy nhiên cũng giống Macro bạn sẽ cần nhiều thời gian để chụp kiểu này. 
Chụp thông qua một đối tượng:
Bạn có thể chụp một bức ảnh nổi bật bằng cách làm mờ các đối tượng gần nhất với ống kính và lấy nét các vật ở xa hơn. Với trường hợp này, lấy nét bằng tay thực sự đem đến hiệu quả bất ngờ.
lay-net
Ánh sáng yếu:
Nếu ống kính của bạn có một khẩu độ nhỏ, sẽ khá khó khăn để lấy nét tự động trong ánh sáng yếu. Vì vậy, chuyển sang lấy nét bằng tay, máy sẽ ổn định hơn và bức ảnh sẽ đẹp hơn. 
lay-net
Chụp ảnh đường phố:
Khóa focus và độ mở của ống kính trên máy cho phép bạn chụp liên tục mà không đổi các thiết lập. Bạn có thể thiết lập vòng focus trên 3 m và khẩu độ trên F11, khi đó mọi thứ sẽ nét trong khoảng từ 1,8-7 m. 
 
Chụp phong cảnh:
Khi chụp phong cảnh, chế độ AF sẽ tự động lấy nét bất cứ cái gì phía trước, và phần còn lại sẽ mờ hơn. Tuy nhiên, lấy nét bằng tay sẽ giúp bạn có được bức ảnh mà độ nét tập trung vào phần bạn cần chụp.
lay-net
Vua Nhiep Anh
Góp ý kiến
loading